Nhận thông tin dự án

0984771144

Đô thị Sân Bay Chu Lai: Cơ hội chắp cánh cho nền Kinh tế Quảng Nam

Đăng lúc:
5087 lượt xem

Nếu như ở nước ta, vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng sân bay phải ở xa trung tâm thành phố để đảm bảo sự an toàn, giảm tiếng ồn và ô nhiễm môi trường… thì nhiều quốc gia trên thế giới đã đánh giá mô hình đô thị sân bay có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, thương mại, là động lực phát triển đô thị đưa nền kinh tế đất nước tăng trưởng. Vì vậy, để  xây dựng mô hình kinh tế bền vững, kết hợp hài hòa giữa “Du lịch – Dịch vụ – Công nghiệp” thì việc phát triển đô thị sân bay tại Việt Nam là xu hướng tất yếu trong tương lai.

Đô thị sân bay – Tâm điểm phát triển kinh tế, du lịch

Sân bay Incheon của Hàn Quốc, Changi của Singapore, sân bay Fankfurt của Đức, sân bay Dubai của Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất…là những sân bay được nhiều người biết đến là những điểm check in nổi tiếng nhất thế giới, nhờ thiết kế sang trọng cùng nhiều khu phức hợp hiện đại, giúp hành khách thu giãn trước giờ bay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng những sân bay đó được quy hoạch theo mô hình “Đô thị – Sân bay” kiểu mẫu. Mô hình này đã không chỉ giúp cho các sân bay trở nên nổi tiếng như những điểm du lịch hấp dẫn, mà còn mang lại nhiều nguồn thu từ những hoạt động phi hàng không cho quốc gia như: mua sắm, thương mại, giải trí…

Toàn cảnh góc nhìn một khu resort trong đô thị sân bay Incheon

Toàn cảnh góc nhìn một khu resort trong đô thị sân bay Incheon

Sự phát triển của các đô thị sân bay lớn nhất Việt Nam

Ở nước ta, việc Nhà nước sớm đưa các sân bay quốc tế lớn: sân bay Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Đà Nẵng, sân bay Cam Ranh…đi vào hoạt động, đã tạo đà phát triển cho ngành du lịch và thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại trong và ngoài khu vực sân bay, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các sân bay quốc tế của nước ta có vị trí khá xa trung tâm, chỉ có sân bay Đà Nẵng là sân bay duy nhất đang nằm trong nội đô, giúp du khách dễ dàng kết nối đến các điểm du lịch.

Trước nhu cầu bức thiết về phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao thương trong khu vực, cùng với khao khát đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên, những năm gần đây Chính phủ đặc biệt chú trọng đẩy mạnh nâng cấp và quy hoạch các sân bay quốc tế của Việt Nam thành những sân bay kiểu mẫu; cụ thể như: Phương án mở rộng sân bay Nội Bài; Nghiên cứu ý tưởng phát triển đô thị sân bay Đà Nẵng;… Đặc biệt là quyết định quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư lên đến 16,3 tỷ USD. Với định hướng có một vùng kinh tế quanh sân bay theo mô hình đô thị sân bay kiểu mẫu như các sân bay trên thế giới, Long Thành sẽ là đô thị sân bay đầu tiên của vùng Đông Nam Bộ, trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế, có quy mô trong khu vực.

Hình thiết kế 3D quy hoạch sân bay Long Thành

Hình thiết kế 3D quy hoạch sân bay Long Thành

Chu Lai: Đô thị sân bay “chắp cánh” cho nền kinh tế Quảng Nam

Để phát triển đô thị sân bay, thì hạ tầng xung quanh cần có sự kết nối thuận lợi các loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường hàng không để việc vận chuyển con người và hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Bởi hạ tầng giao thông vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy hạ tầng đô thị quanh sân bay phát triển mạnh mẽ. Đây là điều kiện mà không phải sân bay nào cũng đáp ứng được.

Quảng Nam là tỉnh có vị trí chiến lược và hội tụ đầy đủ các yếu tố phát triển mô hình “Đô thị – Sân bay” nhờ hạ tầng đồng bộ. Nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia về đường bộ, đường sắt Bắc Nam và đường biển; trung tâm vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; khu kinh tế mở Chu Lai đang tăng trưởng mạnh mẽ; cùng với giao thương quốc tế thông qua cảng biển Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp và sân bay Chu Lai. Từ những lợi thế đó, đầu năm 2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Với đề xuất quy hoạch phát triển Cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không quốc tế thời kỳ 2021-2030 với quy mô, cấp sân bay 4E và đến năm 2050 thành cảng hàng không quốc tế cửa ngõ.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, sân bay Chu Lai vốn có quỹ đất rộng nếu được quy hoạch đồng bộ thành sân bay quốc tế ngay từ đầu sẽ hiệu quả hơn các sân bay đang hoạt động rồi cải tạo, mở rộng. Điều này sẽ giải quyết được bài toán quy hoạch kiểu chắp vá, thiếu đồng bộ, gây tốn kém và lãng phí.

Chưa kể đến, vào ngày 25/12/2019, tại Hội nghị “Cơ cấu lại nền kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021- 2030”, Tiến sĩ Trần Du Lịch – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Sân bay Chu Lai tương lai sẽ là sân bay quốc tế của vùng. Vị chuyên gia của Chính phủ đã có sự phân tích một cách khách quan về khả năng phát triển trong tương lai của sân bay Chu Lai, được ví như như sân bay Long Thành của vùng Đông Nam Bộ còn Đà Nẵng sẽ như sân bay Tân Sơn Nhất.

Nếu như sân bay Chu Lai trở thành sân bay quốc tế, thì đây sẽ là đô thị sân bay kiểu mẫu hội tụ các yếu tố “Đô thị – Du lịch – Công nghiệp” phát triển hài hòa. Không những thúc đẩy khai thác, xây dựng được tiềm năng của các khu logistics gắn với cảng hàng không, tăng trưởng GDP cho Quảng Nam, sân bay Chu Lai còn hỗ trợ phát triển du lịch cho thành phố Quảng Ngãi và tuyến du lịch đảo Lý Sơn. Đồng thời, hỗ trợ kết nối giao thương đến cảng nước sâu Dung Quất, tạo nên hành lang kinh tế vững chắc giữa các khu công nghiệp hai tỉnh.

Sân bay Chu Lai hiện nay

Sân bay Chu Lai hiện nay

Vịnh An Hòa City: Khu đô thị vệ tinh sân bay hội tụ dòng chảy thương mại

Sở hữu lợi thế nằm trong tâm điểm của các tuyến giao thông huyết mạch: tuyến đường DT129 nối thẳng sân bay Chu Lai, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tuyến Quốc lộ 1A, DT617… Vịnh An Hòa City nằm trọn trong khu kinh tế mở Chu Lai; ngay trong cửa ngõ giao thương đường thủy kết nối ra cảng biển Kỳ Hà, cảng Tam Hiệp cùng mặt tiền hướng vịnh dài 3,5km. Đặc biệt, dự án nổi bật lên như một đô thị vệ tinh sân bay vì chỉ cách sân bay Chu Lai 6km.

Dự án quy mô có lên đến 99,62 ha được quy hoạch bài bản theo mô hình đô thị sinh thái, với nhiều diện tích cho các mảng xanh, cùng tiện ích sang trọng và hạ tầng giao thông hiện đại, mang đến cho cư dân cuộc sống tiện nghi: Trung tâm thương mại, khu shop house, khu thể thao vui chơi giải trí, hồ bơi, chuỗi nhà hàng club house, hệ thống khách sạn… và đặc biệt là bến du thuyền 5 sao kết nối “mở” thúc đẩy phát triển du lịch trên vịnh, mang đến một không gian sống lý tưởng.

Nét đặc biệt của khu đô thị sinh thái Vịnh An Hòa nằm ở kiến trúc đậm nét Á Đông. Nhìn từ tổng thể của dự án, Chủ Đầu Tư đã phối hợp những linh vật tiêu biểu trong thiết kế tô điểm không gian công cộng như: Công viên Sư tử, công viên – Bãi xe con Sếu,… đến chi tiết là những căn biệt thự song lập với mái thái đỏ; đậm chất phương Đông. Tuy nhiên, dự án vẫn đảm bảo sự hiện đại nhờ thiết kế nội thất mang phong cách tân cổ điển cùng không gian mở: nhà liền kề vườn, ban công thông thoáng, sân vườn rộng hòa với thiên nhiên, giúp cư dân có nơi thư giãn ngay trong ngôi nhà. Có thể khẳng định, đây là dự án nhà phố cao cấp mang phong cách nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên có mặt tại Núi Thành.

Kiến trúc biệt thự đậm chất Á Đông của khu đô thị Vịnh An Hòa City

Kiến trúc biệt thự đậm chất Á Đông của khu đô thị Vịnh An Hòa City

Song song với đó, tận dụng mặt tiền 3,5 km hướng vịnh, Chủ Đầu Tư Vịnh An Hòa City cũng xây dựng hệ thống Trung tâm thương mại, giải trí phức hợp mặt sông lên đến 112,017 m2 không chỉ phục vụ cư dân, mà còn là nơi tham quan, mua sắm lớn nhất trong khu vực phục vụ cư dân địa phương. Ngoài ra, Chủ Đầu Tư còn dành hẳn 50,066 m2 trong quỹ đất xây dựng để phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước và không gian sinh hoạt công cộng nhằm phục vụ cả cư dân địa phương.

Hạ tầng của Vịnh An Hòa City đồng bộ, hiện đại như một quần thể nghỉ dưỡng đẳng cấp

Hạ tầng của Vịnh An Hòa City đồng bộ, hiện đại như một quần thể nghỉ dưỡng đẳng cấp

Với những lợi thế cạnh tranh, Vịnh An Hòa City sẽ trở thành đô thị vệ tinh của sân bay Chu Lai, không chỉ đáp ứng đầy đủ tiện ích để cư dân sinh sống, mà còn mang lại giá trị du lịch, nghỉ dưỡng dài hạn, và nhu cầu giải trí từ các Trung tâm thương mại sầm uất ngay trong dự án. Đồng thời, Vịnh An Hòa City cũng sẽ là nơi hội tụ dòng chảy thương mại của khách du lịch về tỉnh Quảng Nam.

Trước tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của huyện Núi Thành, với tiềm năng sân bay Chu Lai trở thành sân bay quốc tế, sẽ thu hút nhiều chuyên gia đến sinh sống và làm việc, cùng lượng nhu cầu lưu trú du lịch sẽ tăng lên, thì Vịnh An Hòa City là nơi lý tưởng mang lại nguồn tài chính tự động sinh lời cho các nhà đầu tư trong tương lai.

pointer
https://vinhanhoacity.com/
https://vinhanhoacity.com/wp-content/themes/xoosoft