Tiềm năng phát triển đô thị Logistics Chu Lai – Hệ thống đô thị Logistics được thiết kế đồng bộ của Vịnh An Hòa City
Với lợi thế nằm ngay Quốc lộ 1A, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, là vùng Hành lang kinh tế Đông – Tây, kề bên sân bay Chu Lai, cảng Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai được đánh giá là một mắt xích quan trọng trong trung chuyển hàng hóa của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đặc biệt nơi đây sẽ là địa điểm lý tưởng để phát triển Đô thị Logistics trong tương lai.
Đô thị Logistics kiểu mẫu trên thế giới
Không chỉ là những đô thị sân bay nổi tiếng thế giới, các thành phố này còn được biết đến là những đô thị logistics nhờ hệ thống cảng biển hiện đại: cảng Incheon (Hàn Quốc), cảng Qinzhou (Trung Quốc), cảng Rotterdam (Hà Lan)… Nhờ định hướng phát triển logistics đô thị, các thành phố đã thay đổi tổng thể hệ sinh thái chuỗi cung ứng, trở thành những trung tâm logistics lớn nhất thế giới.
Các Thành phố Công nghiệp – Cảng biển – Logistics của Việt Nam
Tại nước ta, khái niệm trung tâm kinh tế thương mại hàng hải, công nghiệp cảng biển và logistics, dịch vụ tổng hợp cũng được phát triển từ lâu, đặc biệt tăng trưởng mạnh ở các thành phố ven biển. Tuy nhiên, thành phố vừa sở hữu sân bay quốc tế cùng cảng biển quốc tế, để hình thành nên hệ thống “Logistics sân bay và Logistics cảng biển song hành” thì không phải tỉnh thành nào cũng có. Điển hình, sân bay Nội Bài thực hiện chức năng thúc đẩy giao thương logistics cho khu công nghiệp của Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang lưu thông hàng hóa thuận lợi, cũng không phải là một đô thị cảng biển. Vì vậy, những tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Hồ Chí Minh… là các đô thị hiếm hoi hội tụ đầy đủ hai yếu tố “Đô thị Logistics cảng biển và Logistics sân bay”, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh về thương mại quốc tế.
Chu Lai: Mảnh đất tiềm năng hội tụ Công nghiệp – Cảng biển Sân bay và Đô thị Logistics
Tại miền Trung, Quảng Nam là một tỉnh quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm sở hữu hai cảng biển có đầy tiềm năng: cảng Kỳ Hà và cảng Chu Lai cùng với sân bay Chu Lai. Nơi đây đang được giới chuyên gia đánh giá sẽ trở thành trung tâm dịch vụ Logistics hàng đầu miền Trung.
Trong đó, Cảng Chu Lai đã đạt công suất 3 triệu tấn/năm, cầu cảng dài 500m, độ sâu trước bến -9,5m, đường kính quay vòng 220m. Bên cạnh đó, hệ thống kho bãi, xưởng được mở rộng lên đến 91.200m2 góp phần nâng cao năng lực đáp ứng cho Cảng. Với việc được Thaco đầu tư bài bản, đồng bộ, những năm qua, ngoài việc khai thác các tuyến nội địa, cảng Chu Lai cũng là nơi cập bến của nhiều hãng tàu lớn trên thế giới như: SITC từ cảng Incheon (Hàn Quốc), APL (Nhật Bản), COSCO theo tuyến Qinzhou (Trung Quốc), ZIM (Isarel)…
Ngoài ra, Quảng Nam còn có cảng biển Kỳ Hà có tiềm năng rất lớn nhưng chưa được khai thác hết công suất. Trong quy hoạch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cảng này được quy hoạch là cảng tổng hợp địa phương loại II. Mới đây, trong báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Quảng Nam mong muốn Kỳ Hà trở thành cảng loại I với lượng hàng hóa qua cảng đạt trên 50 triệu tấn/năm giai đoạn đến năm 2030.
Trước những tiềm năng của khu kinh tế Chu Lai và khao khát xây dựng tỉnh Quảng Nam thành Trung tâm Kinh tế – Logistics đúng tầm, ngày 13/12/2018, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký và ban hành phê duyệt “Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai đến năm 2035”. Cụ thể, định hướng Chu Lai sẽ là nơi tập trung hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, phát triển du lịch, đô thị văn minh và hạ tầng giao thông, an sinh xã hội theo tiêu chuẩn cao.
Bên cạnh đó, tại Hội nghị “Phát triển thương mại thông qua vận tải xuyên biên giới tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây” Ban Vận tải Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam đã có ý kiến đề xuất về việc phát triển hệ thống logistics vùng duyên hải miền Trung, cụ thể về định hướng phát triển, để Chu Lai trở thành trung tâm logistics của miền Trung.
Chưa kể đến, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cũng đã ký “Quyết định số 1526/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch một số hạng mục công trình tại Cảng hàng không quốc tế Chu Lai giai đoạn đến năm 2030”. Theo đó, công suất khai thác của sân bay Chu Lai được kỳ vọng 5 triệu hành khách/năm và 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm.
Qua đó có thể thấy, vai trò quan trọng của Chu Lai trong việc trung chuyển các luồng hàng hóa nội địa và Hành lang kinh tế Đông – Tây. Chu Lai sau khi được quy hoạch đồng bộ, sẽ trở thành đô thị Logistics kiểu mẫu của miền Trung.
Vịnh An Hòa City – Khu Đô thị Logistics vệ tinh hoàn hảo của Chu Lai
Phát triển Đô thị logistics tại Chu Lai sẽ hình thành hệ thống mạng lưới thương mại hàng hải liên kết từ Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi trong vùng kinh tế Trung Trung Bộ; như sự hỗ trợ giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, đến nay khu kinh tế mở Chu Lai vẫn thiếu đi mảnh ghép Đô thị vệ tinh hiện đại là nền tảng để phát triển đồng bộ như các đô thị cảng biển hiện đại khác… Vì vậy, Chu Lai cần có các hệ thống dịch vụ, hạ tầng đô thị được quy hoạch xứng tầm, đặc biệt cần có hệ sinh thái đầy đủ tiện ích để nâng cao năng lực phục vụ du khách tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng và lưu trú để trở thành đô thị Logistics hiện đại.
Sở hữu vị trí đắc địa, Vịnh An Hòa City có điều kiện kết nối giao thông thuận lợi với các tuyến đường huyết mạch: tuyến đường DT129, tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, tuyến Quốc lộ 1A, DT617… và được kết nối đồng bộ với mạng lưới trung tâm hành chính, công nghiệp, giáo dục và y tế trong khu vực. Dự án được nổi lên nhờ điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch đường thủy bởi ôm trọn Vịnh An Hòa, có giao lưu thương mại hàng hải nhộn nhịp. Chính vì vậy, dự án này không chỉ đơn thuần để phục vụ cuộc sống an cư lâu dài mà còn được định hướng trở thành “Đô thị Du lịch – Cảng biển – Logistics”.
Quan trọng nhất, dự án nằm ngay trong cửa ngõ giao thương kết nối ra cảng biển Kỳ Hà chỉ hơn 10 km, cảng Chu Lai 4 km, và sân bay Chu Lai 6km. Cùng với mặt tiền hướng vịnh lên đến 3,5 km, nơi đây không chỉ thuận lợi cho việc phát triển du lịch trên mặt vịnh mà có đầy đủ tiềm năng phát triển thành Đô thị Logistics kiểu mẫu của miền Trung.
Vị trí đắc địa của Vịnh An Hòa City
Với tổng diện tích đất lên đến 99,62 ha, Vịnh An Hòa City được quy hoạch đồng bộ, bán khép kín khu đô thị tích hợp đầy đủ các tiện ích vui chơi giải trí: Hệ thống khu thể thao phức hợp, khu tổ hợp vui chơi giải trí, khu bể bơi cao cấp, khu shop house, tổ hợp khách sạn, khu vui chơi trẻ em, công viên mặt vịnh…
Ngoài ra, nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hệ thống du lịch sông nước và liên kết kết vùng, dải đất mặt vịnh còn được Chủ Đầu Tư khéo léo xây dựng các Trung tâm thương mại mặt sông lên đến 112,017 m2 tích hợp cùng hệ thống bến du thuyền 5 sao sang trọng, đẳng cấp để thúc đẩy du lịch liên vùng.
Đặc biệt, với lợi thế sở hữu diện tích mặt vịnh lên đến hàng trăm ha, dự án Vịnh An Hòa City còn có đầy đủ tiềm năng phát triển xu hướng du lịch 5 sao như mô hình giải trí Casino của Đô thị Logistics Hải Phòng; hệ thống du lịch thể thao trên mặt vịnh của Hạ Long: chèo thuyền kayak, chèo đò, xuồng cao tốc, dù kéo; hay xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe… Chính vì vậy, trong tương lai, Vịnh An Hòa City không chỉ phục vụ cho khách du lịch mà còn là nơi giải trí lý tưởng cho các chuyên gia, nguồn nhân lực chất lượng cao của Khu kinh tế mở Chu Lai.
Với những lợi thế sẵn có, cùng những định hướng của Chính phủ và tỉnh Quảng Nam, Chu Lai đã có đầy đủ lợi thế cạnh tranh hình thành hệ thống “Đô thị Logistics cảng biển – sân bay song hành”. Cùng với đó, trước làn sóng quy hoạch hạ tầng đô thị và các Khu Công nghiệp – Đô thị Logistics ngày càng phát triển, sẽ đưa Chu Lai trở thành bến đỗ cho nhiều “Sếu đầu đàn” về đây xây tổ. Và Vịnh An Hòa City hứa hẹn sẽ là khu Đô thị Logistics kiểu mẫu của Khu kinh tế mở Chu Lai nói riêng và cả nước nói chung.